Mã vạch là gì?
Mã vạch (Commodity Code) theo Wikipedia hay con gọi là mã hàng hóa là ký hiệu được tạo thành từ dãy các chữ số để xác định xuất xứ hàng hóa, lưu thông của các nhà sản xuất trong một quốc gia đến thị trường trong nước hoặc sang các quốc gia khác.
Vì vậy, cách xác định nguồn gốc sản phẩm nhanh nhất là chỉ dựa vào 3 chữ số đầu tiên của mã vạch.
Tổ chức quản lý mã vạch quốc tế GS1 đã quyết định triển khai hệ thống mã vạch 13 chữ số (EAN-13) in trên bao bì của từng sản phẩm từ tháng 1/2005 và được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Điều này sẽ giúp hệ thống quản lý trở nên thông minh và linh hoạt hơn. Nó còn giúp người tiêu dùng thuận tiện kiểm tra sản phẩm.
Mã vạch được hình thành phát triển thế nào?
Năm 1948, ý tưởng về mã vạch đầu tiên được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Đến năm 1952 thì được cấp bằng sáng chế.
Cuối những năm 1960, mã vạch được ứng dụng để xác định các toa xe lửa. Sau đó, đến những năm 70 của thế kỉ 20 thì mã vạch số mã vạch lần đầu tiên được ứng dụng cho các hoạt động bán lẻ, thành toán tự động trong siêu thị, từ đây, mã vạch mới trở nên phổ biến trên thị trường, về sau chúng được ứng dụng ngày càng nhiều trong đa ngành kinh tế và mở rộng phạm vi thế giới.
Năm 1973 tổ chức Mã số mã vạch đầu tiên được thành lập với tên gọi là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tiếng Anh là UCC).
Năm 1977, với sáng kiến của 12 nước Châu Âu, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời. Sau đó, đến năm 1984 thì đổi thành EAN International. Và từ 2005, EAN International đã đổi tên thành GS1 cho đến nay,
EAN International là một tổ chức phi lợi nhuận, trung lập, mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu, tất cả các ngành kinh tế xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế.
Mã vạch sản phẩm gồm 2 phần chính:
Mã số: Dãy số nguyên dưới mã vạch thể hiện thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua quy ước mã số cho các quốc gia trên thế giới của Tổ chức GS1. Mỗi loại sản phẩm sẽ được gán một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt hàng hóa trên từng vùng, từng quốc gia khác nhau. Người dùng có thể dễ dàng nhận diện mã số này.
Mã vạch: Tổ hợp các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) kết hợp các khoảng trắng được sắp xếp đúng quy luật, thông số, chỉ có thể đọc được bằng những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng như máy quét mã vạch, điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Phần mã số của sản phẩm để con người có thể nhận diện và phân biệt; còn phần mã vạch dành cho các loại máy quét đọc mã, máy tính đưa vào quản lý hệ thống.

Các loại mã vạch
Mã vạch được chia thành 2 loại là mã vạch 1D và mã vạch 2D.
Mã vạch 1D là loại mã vạch truyền thống và được ứng dụng rộng rãi, thường được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian và làm cho quy trình kiểm kê hàng hóa hiệu quả hơn.
Mã vạch 1D được sử dụng phổ biến dưới 2 dạng là UPC, EAN ngoài ra còn có 1 số dạng khác như: Code 39 (43), Code 128 , Code 93, ITF (2 of 5), CodaBar, GS1 DataBar, MSI Plessey
Mã vạch 2D thường được sử dụng trong các hoạt động quảng cáo, bán lẻ, liên kết các url tới các trang web, tích hợp trên các Name Card, trên CCCD và vé máy bay. Sự linh hoạt và tính tiện ích của đang dần giành được ưa chuộng. Các loại mã vạch 2D sẽ dần thay thế mã vạch 1D cho nhiều ứng dụng trong tương lai.
Mã vạch 2D sử dụng phổ biến có các loại PDF417, mã phản hồi nhanh ( Quick Response – QR Code), và mã ma trận dữ liệu.
Có khoảng 30 loại ký hiệu mã vạch hiện đang được sử dụng, nhưng chỉ một số loại được sử dụng thường xuyên.
Xem thêm: Phân biệt các loại mã vạch và ứng dụng
Ý nghĩa các con số trên mã vạch
Tại Việt Nam, hiện nay hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm và mã UPC với 12 chữ số, có cấu tạo 3 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau:
UPC-A (12 chữ số):
Chữ số 1-6: Mã nhà sản xuất.
Chữ số 7-11: Mã sản phẩm.
Chữ số 12: Chữ số kiểm tra (được tính toán dựa trên các chữ số trước đó).

EAN-13 (13 chữ số):
Chữ số 1- 3: Mã Quốc gia hoặc lãnh thổ
Chữ số 4 – 8: Mã nhà sản xuất.
Chữ số 9 -12: Mã sản phẩm.
Chữ số 13: Chữ số kiểm tra.

Mã vạch dùng để làm gì?
Mã vạch phục vụ nhiều mục đích, giúp các công ty tăng hiệu quả, giảm chi phí chung.
Mã vạch mang lại khả năng cung cấp giá cả cũng như các thông tin chi tiết cơ bản khác về sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng giúp tiết kiệm thời gian, loại bỏ khả năng xảy ra lỗi nếu sử dụng phương pháp thủ công của con người và giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Khi mã vạch được liên kết với cơ sở dữ liệu, chúng cho phép các nhà bán lẻ theo dõi hàng tồn kho, dễ dàng theo dõi xu hướng thói quen của người tiêu dùng, đặt thêm hàng và điều chỉnh giá.
Mã vạch cũng được sử dụng trong các ứng dụng khác như ngành chăm sóc sức khỏe để nhận dạng bệnh nhân và hồ sơ người bệnh.
Ngoài ra, mã vạch cũng được rất nhiều ngành công nghiệp khác cũng tận dụng để có thể nâng cao hiệu quả như dịch vụ bưu chính, lữ hành và du lịch (cho thuê ô tô, hành lý) và giải trí (vé xem phim, rạp hát, công viên giải trí).
Vì sao doanh nghiệp nên đăng ký mã số mã vạch?
Hỗ trợ truy xuất thông tin và theo dõi sản phẩm
Đăng ký mã số mã vạch giúp các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ dễ dàng và thuận tiện khi kiểm tra xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm. Đặc biệt, tiện lợi trong quản lý, kiểm kê hàng hoá, quản lý, phân phối sản phẩm và kiểm soát được hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Sản phẩm hàng hoá có thể lưu thông toàn cầu mà vẫn biết được nguồn gốc xuất xứ của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và tốc độ kiểm tra rất nhanh chóng.
Quản lý bảo vệ thương hiệu sản phẩm
Mã số mã vạch sẽ là giải pháp nhằm tạo thuận lợi trong việc quản lý và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, bảo vệ sản phẩm doanh nghiệp trước ác hiện tượng gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Quản lý kho
Kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Tiết kiệm chi phí thời gian:
Với tính năng hiệu quả, chính xác, thông tin nhanh, mã số mã vạch đáp ứng về mặt thời gian cho một số hoạt động dịch vụ như: tính tiền, hướng dẫn việc lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, tìm kiếm thông tin chủng loại sản phẩm, kiểm đếm số lượng hàng hoá, phân loại sản phẩm,…

Mã vạch các quốc gia trên thế giới
Để thuận tiện cho việc xem và tra cứu mã quốc gia, mã vạch, bạn có thể tham khảo danh sách mã vạch sau:
BẢNG TỔNG HỢP MÃ VẠCH CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI | |
0 | USA / Canada |
1 | USA |
30–37 | France & Monaco |
380 | Bulgaria |
383 | Slovenia |
385 | Croatia |
387 | Bosnia & Herzegovina |
389 | Montenegro |
390 | Kosovo |
40–44 | Germany |
45 | Japan |
46 | Russia |
470 | Kyrgyzstan |
471 | Taiwan |
474 | Estonia |
475 | Latvia |
476 | Azerbaijan |
477 | Lithuania |
478 | Uzbekistan |
479 | Sri Lanka |
480 | Philippines |
481 | Belarus |
482 | Ukraine |
483 | Turkmenistan |
484 | Moldava |
485 | Armenia |
486 | Georgia |
487 | Kazakhstan |
488 | Tajikistan |
489 | Hong Kong |
49 | Japan |
50 | United Kingdom |
520, 521 | Greece |
528 | Lebanon |
529 | Cyprus |
530 | Albania |
531 | Macedonia |
535 | Malta |
539 | Ireland |
54 | Belgium & Luxembourg |
560 | Portugal |
569 | Island |
570 | Denmark |
590 | Poland |
594 | Romania |
599 | Hungary |
600–601 | South Africa |
602 | Benin |
603 | Ghana |
604 | Senegal |
608 | Bahrain |
609 | Mauritius |
611 | Marocco |
613 | Algeria |
615 | Nigeria |
616 | Kenya |
618 | Côte d’Ivoire |
619 | Tunisia |
620 | Tanzania |
621 | Syria |
622 | Egypt |
623 | Brunei |
624 | Libya |
625 | Jordan |
626 | Iran |
627 | Kuwait |
628 | Saudi-Arabia |
629 | United Arab Emirates |
64 | Finland |
69 | China |
70 | Norway |
729 | Israel |
73 | Sweden |
740 | Guatemala |
741 | El Salvador |
742 | Honduras |
743 | Nicaragua |
744 | Costa Rica |
745 | Panama |
746 | Dominican Republic |
750 | Mexico |
754–755 | Canada |
759 | Venezuela |
760–769 | Schwitzerland & Liechtenstein |
770-771 | Colombia |
773 | Uruguay |
775 | Peru |
777 | Bolivia |
779 | Argentina |
780 | Chile |
784 | Paraguay |
786 | Ecuador |
789-790 | Brazil |
800–839 | Italy |
840–849 | Spain |
850 | Cuba |
858 | Slovakia |
859 | Czech Republic |
860 | Serbia |
865 | Mongolia |
867 | North Korea |
868–869 | Turkey |
87 | Netherlands |
880 | South Korea |
885 | Thailand |
888 | Singapore |
890 | India |
893 | Vietnam |
896 | Pakistan |
899 | Indonesia |
90–91 | Austria |
93 | Australia |
94 | New Zealand |
955 | Malaysia |
958 | Macau |
96 | GS1 Global Office: GTIN-8 allocations |
977 | Serial Publications (ISSN) |
978–979 | Bookland (ISBN) |
980 | Return Coupons (refund receipts) |
981–983 | Common Currency Coupons |
990–999 | Coupon Codes |
Mã vạch ngày nay được ứng dụng phổ biến trên toàn thế giới, có mặt trên hầu hết các sản phẩm, ngành hàng, phục vụ nhiều lợi ích khác nhau cho cả doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng. Do đó, việc hiểu rõ về mã vạch cũng như các đọc hiểu các mã số trên mã vạch sẽ giúp bạn nhanh chóng biết được sản phẩm được sản xuất ở quốc gia nào, thuộc nhóm sản phẩm gì,..
Xem thêm:
Mã vạch Canada, cách kiểm tra mã vạch sản phẩm xuất xứ Canada
Mã vạch Hàn Quốc và cách kiểm tra mã số mã vạch sản phẩm từ Hàn Quốc
Chưa tìm thấy nội dung bạn cần? Hãy gửi yêu cầu tư vấn các sản phẩm, giải pháp chống giả của Vina CHG, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay!