In kỹ thuật số đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp in ấn. Nhưng bạn có thực sự hiểu rõ về nó không, bên dưới đây Vina CHG sẽ giúp bạn làm sáng tỏ mọi thứ nhé!
1. In kỹ thuật số là gì?
In kỹ thuật số là phương pháp in ấn sử dụng công nghệ kỹ thuật số nhằm tạo ra các sản phẩm từ tệp hình ảnh.
Không giống như in ấn truyền thống, in kỹ thuật số không cần bản kẽm hay phim qua đó giúp giảm được chi phí và thời gian.
Công nghệ này bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào những năm 1990 và đã trở thành một phần quan trọng trong ngành in ấn. Ngày nay, phương pháp này có thể cho ra sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng cao.
Nguyên lý hoạt động: Các tệp hình ảnh sau khi đưa vào máy sẽ được xử lý và phân tích, sau đó tự động pha màu và tiến hành in, máy cho ra sản phẩm gần như ngay lập tức.
2. Các loại công nghệ in kỹ thuật số phổ biến
Có 3 công nghệ chính:
2.1. In Laser
Sử dụng tia Laser để tạo ra hình ảnh trên bề mặt in.
Cụ thể, tia Laser sẽ làm chảy mực hoặc bột mực, sau đó nguyên liệu sẽ được ép lên giấy hoặc chất liệu khác để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Ưu điểm: Tốc độ in nhanh và chất lượng cao,
Nhược điểm: Chi phí đầu tư cho máy móc cao hơn các loại máy khác.
2.2. In Phun
In phun kỹ thuật số hoạt động bằng cách phun những giọt mực lên trên bề mặt cần in. Mực sẽ được phun trực trực tiếp từ các đầu phun với độ chính xác cao nhằm tạo ra những hình ảnh rất chi tiết và sắc nét.
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư máy móc thấp hơn so với những loại khác
- Chất lượng hình ảnh cao
- Không gây ra tiếng ồn
- Có thể in trên nhiều chất liệu
- Khả năng tùy chỉnh cao
- Kích thước nhỏ gọn tiết kiệm không gian
Nhược điểm:
- Chi phí vận hành cao vì mực in sẽ đắt hơn so với những loại khác
- Tốc độ in chậm
- Thành phẩm dễ bị phai màu nếu không có phương pháp bảo quản tốt
- Bị giới hạn về kích thước in
- Đầu phun dễ bị tắc nếu không được sử dụng và bảo quản thường xuyên
2.3. In chuyển nhiệt
Sử dụng nhiệt độ cao để đưa mực từ băng mực lên chất liệu in. Quy trình này thường được dùng để in lên các chất liệu có khả năng chịu nhiệt tốt.
Ưu điểm:
- Độ bền cao
- Chất lượng hình ảnh cao
- In được trên nhiều chất liệu
- Không cần phải chuẩn bị bản in
- Dễ dàng sử dụng thiết bị
Nhược điểm:
- Chi phí vật liệu cao vì máy in đòi hỏi chất liệu giấy tốt
- Màu sắc bị hạn chế và ít sinh động
- Kích thước in bị giới hạn
- Cần nhiệt độ và áp suất chính xác
- Phụ thuộc vào độ bền của vật liệu
- Khả năng để tái sử dụng thấp
3. Ưu nhược điểm của in kỹ thuật số
Hãy cùng điểm qua những ưu và nhược điểm của phương pháp này ngay bên dưới:
3.1. Ưu điểm
Tốc độ nhanh chóng hiệu quả
Máy in kỹ thuật số cho phép in ấn nhanh chóng và linh hoạt, qua đó tiết kiệm được thời gian và đáp ứng tốt các yêu cầu.
Bên cạnh đó, người dùng có thể dễ dàng thay đổi hình ảnh ngay cả trong khi máy đang in.
Đa dạng kích thước
Sản phẩm có thể được in ra từ đa dạng các kích thước khác nhau, cụ thể máy có thể in một sản phẩm có kích thước từ vài cm cho tới 5m chiều ngang.
Đối với khổ quá lớn so với kích thước thì có thể dùng phương pháp in tách rời sau đó ghép lại thành một bản hoàn chỉnh.
Linh hoạt và đa dạng chất liệu
Có thể in trên nhiều vật liệu và chất liệu khác nhau từ giấy, vải cho đến kim loại và nhựa.
Chi phí chuẩn bị thấp
So với những phương pháp sử dụng bản in, thì in kỹ thuật số khi in với số lượng nhỏ sẽ giúp giảm thiểu chi phí hiệu quả hơn.
3.2. Nhược điểm
Hạn chế về vật liệu in
Không phải mọi vật liệu đều phù hợp, điều này sẽ làm giới hạn ở một số ứng dụng cụ thể
Chi phí đầu tư ban đầu cao
In kỹ thuật số cần có ngân sách đầu tư ban đầu cao để mua các loại máy móc đắt tiền, đặc biệt đối với những loại máy in công nghiệp.
Khó khăn trong vận hành
Đòi hỏi phải có kiến thức và hiểu biết để có thể vận hành hiệu quả máy in.
Ngoài ra, chi phí mực in trong quá trình vận hành thường khá cao.
4. Quy trình in kỹ thuật số
Hiện nay, với nhiều phương pháp in khác nhau sẽ có quy trình khác nhau, tuy nhiên quy trình chuẩn sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị File in
Đầu tiên, bạn cần thiết kế file cần in ở trên các phần mềm đồ họa như Adobe Photoshop, Illustrator hoặc CorelDraw.
Sau khi hoàn tất thiết kế, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng để phát hiện những lỗi sai về font chữ, màu sắc, vị trí của các thành phần.
Cuối cùng, bạn hãy đưa file vào nơi nhận của máy in kỹ thuật số để tiến hành in ấn.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và máy in
Đối với vật liệu, tùy thuộc vào nhu cầu mà có thể lựa chọn giấy, vải, nhựa hoặc kim loại.
Đối với máy in, bạn cần kiểm tra và cài đặt các thông số kỹ thuật như độ phân giải, kích thước giấy, loại mực cần dùng dựa trên vật liệu mà bạn chọn.
Bước 3: Tiến hành in
Hãy in thử trước, lúc này bạn cần một bản để kiểm tra chất lượng và những lỗi còn sót lại để điều chỉnh nếu cần.
Sau khi in thử và kiểm tra, lúc này cần tiến hành in chính thức, thời gian sẽ tùy thuộc vào loại máy và số lượng sản phẩm cần in.
Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm
Sau khi in xong và sấy khô, lúc này cần cầm sản phẩm lên và kiểm tra lần nữa về chất lượng như độ phân giải, màu sắc hoặc bất kỳ vấn đề liên quan khác.
Lúc này, với mỗi khách hàng có thể sẽ yêu cầu gia công thêm các hạng mục như cán màng, cắt xén, đóng gói hoặc hoàn thiện, điều này giúp sản phẩm bền đẹp hơn.
Bước 5: Giao hàng
Lúc này sản phẩm sẽ được hoàn thiện, đóng gói và giao đến tay khách hàng.
Bước 6: Bảo trì máy in
Cần làm sạch đầu in, thay mực và làm sạch các bộ phận cơ khí để đảm bảo máy hoạt động trơn tru về sau từ đó tăng thêm tuổi thọ.
5. Ứng dụng thực tế của in kỹ thuật số
Các ứng dụng sẽ được chia ra thành 3 phần như sau:
5.1. In ấn quảng cáo
Banner, Băng rôn và Poster
In kỹ thuật số từ trước đến nay luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi cần in Banner, Poster hoặc Băng rôn quảng cáo nhờ vào tốc độ và chất lượng khi in.
Tờ rơi và Catalog
Với điểm mạnh là có thể in được số lượng lớn trong thời gian ngắn, nên phương pháp in kỹ thuật số và in Offset là giải pháp thường được dùng khi cần in tờ rơi và Catalog.
5.2. In bao bì nhãn mác
Ngoài in ấn quảng cáo, thì phương pháp này còn có thể in được cả bao bì nhãn mác một cách sáng tạo, giúp sản phẩm đẹp mắt và nổi bật trên thị trường.
Khả năng in ấn theo nhu cầu có thể giúp cho doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng đáp ứng được đa dạng đơn đặt hàng và có thể nhanh chóng tùy biến thay đổi thiết kế khi cần.
Một số sản phẩm có thể kể đến như tem niêm phong, tem chống giả,…
5.3. In ấn cá nhân
Thiệp cưới và quà tặng
Phương pháp in kỹ thuật số giúp tạo ra những sản phẩm mang tính cá nhân hóa như thiệp cưới hoặc quà tặng từ đó mang đến ý nghĩa và sự độc đáo.
In ảnh và album
Với thành phẩm có chất lượng cao, in kỹ thuật số là sự lựa chọn hàng đầu khi cần in ảnh và album.
6. Tiêu chí lựa chọn máy in kỹ thuật số
Nếu là doanh nghiệp khi cần đi mua máy in kỹ thuật số thì có thể tham khảo những tiêu chí dưới đây:
Chất lượng khi in
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn máy, lúc này bạn cần đảm bảo hình ảnh có độ sắc nét và màu sắc chính xác.
Tốc độ in
Cần đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt ở những ngành có yêu cầu in ấn số lượng lớn.
Mức độ uy tín của thương hiệu
Đây là yếu tố khá quan trọng tác động đến sự lựa chọn khi cần đi mua máy in, một số thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như là HP, Epson, Canon, và Xerox để bạn lựa chọn.
Mỗi thương hiệu sẽ có những ưu nhược điểm riêng, vì vậy dựa vào nhu cầu thực tế cũng như ngân sách cá nhân để đưa ra sự lựa phù hợp bạn nhé!
7. Những câu hỏi thường gặp về in kỹ thuật số
In kỹ thuật số khác gì so với in truyền thống?
In kỹ thuật số không cần bản in gốc như in truyền thống và có thể cho phép in với số lượng nhỏ.
Chi phí của phương pháp in kỹ thuật số được xác định như thế nào?
Đối với người dùng thì chi phí sẽ được tính dựa trên loại máy in, chất lượng mực và chất liệu dùng để in.
Đối với doanh nghiệp, chi phí đầu vào sẽ cao tuy nhiên chi phí vận hành sẽ thấp hơn so với hình thức in truyền thống.
Có thể in kỹ thuật số cho những dự án lớn được không?
Có, hoàn toàn có thể đáp ứng hầu hết những dự án lớn.
Trên đây là những chia sẻ về In kỹ thuật số mà Vina CHG vừa gửi đến bạn. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ có thể phần nào đó mang đến giá trị cho bạn.
Xem thêm:
Phân biệt thật giả bằng tem chống hàng giả máy tính Casio
Tem chống hàng giả công nghệ nước
Bài viết liên quan: