Chuỗi Cung Ứng Thủy Sản Là Gì? Thách Thức Và Giải Pháp

Thủy sản đóng vai trò quan trọng đối với bà con nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung, trong những năm gần đây việc áp dụng chuỗi cung ứng thủy sản đã mang đến nhiều lợi ích dành đến cho người tiêu dùng và tình hình xuất khẩu, dưới đây Vina CHG sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến chủ đề này!

1. Chuỗi cung ứng thủy sản là gì?

Chuỗi cung ứng thủy sản
Chuỗi cung ứng thủy sản mang lại tính bền vững

Chuỗi cung ứng thủy sản là một hệ thống gồm nhiều giai đoạn khác nhau từ việc khai thác, nuôi trồng, chế biến, vận chuyển cho đến khi tới tay người tiêu dùng để tiêu thụ sản phẩm.

Với sự phát triển của công nghệ cùng những yêu cầu ngày càng cao từ người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm, chuỗi cung ứng thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định, bền vững.

Tầm quan trọng của ngành thủy sản đối với nền kinh tế

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, nó không chỉ cung cấp nguồn Protein chính cho hàng tỷ người mà còn tạo ra hàng triệu việc làm, từ đó giúp đóng góp đáng kể vào GDP của quốc gia.

Tại Việt Nam, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Điển hình theo Tổng cục Hải Quan, vào tháng 12/2023 Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài có tổng giá trị lên đến 745,1 triệu USD.

2. Các thành phần chính trong chuỗi cung ứng thủy sản

Có 5 thành phần tượng trưng cho 5 hoạt động chính trong chuỗi gồm:

2.1. Sản xuất giống

Con giống thủy sản
Con giống được chọn lựa nghiêm ngặt

Hành trình bắt đầu của một sản phẩm thủy sản là bắt đầu từ trại giống, đây là nơi các nhà khoa học cùng chuyên gia thủy sản nghiên cứu sau đó chọn lọc và cho ra những con giống có chất lượng tốt nhất.

Những chuyên gia cần đảm bảo con giống có khả năng kháng bệnh tốt, tăng trưởng nhanh và thích nghi được với môi trường nuôi.

2.2. Nuôi trồng thủy sản

Nuôi thủy sản trên biển trong các lồng
Nuôi thủy sản chiếm nhiều thời gian nhất trong chuỗi

Sau khi có con giống tốt, bước kế tiếp là nuôi trồng, đây là giai đoạn quan trọng quyết định chất lượng và sản lượng của sản phẩm thủy sản.

Người nuôi cần phải chú ý đến nhiều yếu tố như chất lượng nước, thức ăn, kiểm soát dịch bệnh cũng như quản lý môi trường nuôi một cách hiệu quả.

2.3. Đánh bắt thủy sản (Thu hoạch)

Thu hoạch đánh bắt thủy sản
Đánh bắt là công đoạn quan trọng được thực hiện bởi đơn vị thu mua

Ở giai đoạn thu hoạch này, các doanh nghiệp chế biến hoặc đơn vị thu mua sẽ tiến hành thực hiện thay cho các hộ gia đình nuôi nhằm đảm bảo có đội ngũ đánh bắt chuyên nghiệp từ đó hạn chế được tổn thất.

Song song với nuôi trồng, hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên vẫn là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng, tuy nhiên hoạt động này đang phải đối mặt với nhiều thách thức về việc bảo vệ môi trường cùng tính bền vững.

2.4. Chế biến

Sơ chế cá
Sơ chế sản phẩm thủy sản trước khi được phân phối

Sau khi thu hoạch, sản phẩm thủy sản cần được đưa đến các nhà máy chế biến, tại đây chúng được xử lý và đóng gói theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm cũng như yêu cầu thị trường.

Ở bước đóng gói, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện in thông tin liên quan đến truy xuất nguồn gốc thủy sản lên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng có thể thực hiện việc truy xuất.

Ngoài truy xuất nguồn gốc, các doanh nghiệp còn sử dụng tem chống giả để áp dụng cho sản phẩm thủy sản nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách tối đa.

2.5. Phân phối bán lẻ và xuất khẩu

Thủy sản ở siêu thị
Lúc này sản phẩm thủy sản đã ở trong siêu thị sẵn sàng để phục vụ người tiêu dùng

Sau cùng, sản phẩm thủy sản được phân phối đến các kênh bán lẻ như siêu thị, chợ truyền thống hoặc nhà hàng trước khi đến tận tay người tiêu dùng cuối.

3. Những thách thức trong chuỗi cung ứng thủy sản

Ô nhiễm môi trường biển
Ô nhiễm môi trường là một trong những thách thức đến chất lượng sản phẩm thủy sản

Hiện nay chuỗi cung ứng thủy sản có những thách thức cần giải quyết gồm:

Biến đổi khí hậu cùng ô nhiễm môi trường

Biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến ngành thủy sản, những thay đổi về nhiệt độ, dòng chảy nước biển, axit hóa đại dương cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan làm thay đổi môi trường sống của các loài thủy sản, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng.

Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Dịch bệnh là một trong những rủi ro lớn nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản, các bệnh như đốm trắng ở tôm hay gan thận mủ trên cá tra có thể gây thiệt hại lớn cho người nuôi và làm ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng.

Vấn đề về truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm

Người tiêu dùng ngày càng có sự quan tâm đến nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm thủy sản mà họ tiêu thụ. Tuy nhiên, việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi cung ứng vẫn còn là một thách thức lớn cần giải quyết.

Đánh bắt quá mức không bền vững

Việc khai thác quá mức nguồn lợi đã và đang dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của nhiều loài thủy sản, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cân bằng hệ sinh thái mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu ngư dân.

Vấn đề pháp lý

Chuỗi cung ứng thủy sản phải đối mặt với nhiều quy định pháp lý phức tạp, đặc biệt là các yêu cầu về xuất khẩu.

Việc tuân thủ các quy định về mặt pháp lý là rất cần thiết để đảm bảo sản phẩm có thể tiếp cận được thị trường quốc tế.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho chuỗi cung ứng thủy sản

Nuôi trồng trong chuỗi cung ứng thủy sản
Nuôi trồng bền vững là giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho chuỗi

Mặc dù đứng trước nhiều thách thức, tuy nhiên vẫn có các giải pháp để giúp nâng cao chuỗi cung ứng gồm:

Ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng thủy sản, từ việc ứng dụng cảm biến IoT trong ao nuôi cho đến blockchain trong truy xuất nguồn gốc, công nghệ đang giúp ngành thủy sản trở nên minh bạch và hiệu quả hơn.

Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản bền vững đang trở thành xu hướng chính, các phương pháp như nuôi kết hợp đa loài, sử dụng thức ăn thay thế cũng như quản lý môi trường nuôi tốt hơn là những giải pháp nên được áp dụng rộng rãi.

Tăng cường hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế là yếu tố quan trọng để mở rộng thị trường cũng như đảm bảo tính bền vững cho chuỗi cung ứng thủy sản.

Nguồn lợi thủy sản không biên giới đòi hỏi sự hợp tác quốc tế, việc ký kết các hiệp định thương mại và hợp tác kỹ thuật giữa các quốc gia sẽ giúp tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản toàn cầu.

Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng

Giáo dục người tiêu dùng về tầm quan trọng của việc lựa chọn sản phẩm thủy sản bền vững là chìa khóa để thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng hướng tới tương lai tươi đẹp.

5. Những câu hỏi thường gặp về chuỗi cung ứng thủy sản

Tàu thuyền trên biển
Giải đáp những vấn đề thắc mắc xoay quanh chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng thủy sản khác gì so với chuỗi cung ứng thực phẩm khác?

Chuỗi cung ứng thủy sản có sản phẩm dễ bị hỏng, có yêu cầu cao về điều kiện bảo quản và vận chuyển cũng như sự phức tạp trong việc quản lý nguồn nguyên liệu ở cả hình thức nuôi trồng và đánh bắt.

Làm thế nào để người tiêu dùng có thể chọn mua đúng sản phẩm thủy sản bền vững?

Người tiêu dùng có thể chọn mua sản phẩm có chứng nhận bền vững như chứng nhận MSC, ASC, bên cạnh đó người dùng hãy tìm hiểu thêm về nguồn gốc sản phẩm và nên chọn các đơn vị có sử dụng tem chống hàng giả để nhận được quyền lợi cao nhất khi sử dụng.

Blockchain có thể giúp gì cho chuỗi cung ứng thủy sản?

Blockchain có thể giúp tăng tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng, từ đó giúp ngăn chặn gian lận và tăng niềm tin của người tiêu dùng.

Tại sao nuôi trồng thủy sản lại quan trọng trong bối cảnh hiện tại?

Nuôi trồng thủy sản giúp giảm áp lực lên nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo nguồn cung ổn định và có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Các quốc gia có thể hợp tác như thế nào trong quản lý nguồn lợi thủy sản?

Các quốc gia có thể hợp tác thông qua việc ký kết và thực thi các hiệp định quốc tế, chia sẻ dữ liệu, công nghệ cũng như phối hợp trong các hoạt động tuần tra và giám sát đánh bắt trên biển.

Trên đây là những thông tin về chuỗi cung ứng thủy sản Vina CHG vừa chia sẻ đến bạn, hy vọng những thông tin trên giúp giải đáp được những thắc mắc và vấn đề mà bạn đang gặp phải, nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline để được hỗ trợ!

Xem thêm:

Chuỗi cung ứng thực phẩm là gì? Các giai đoạn cụ thể

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì? Quy trình chi tiết

Tem truy xuất nguồn gốc nông sản: Nên sử dụng loại nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *