Truy Xuất Nguồn Gốc Thực Phẩm Là Gì? Quy Trình Chi Tiết

Trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập với thị trường quốc tế, việc đáp ứng khả năng truy xuất nguồn gốc thực phẩm là thực sự cần thiết để hàng hóa chúng ta có thể đi vào được thị trường ở nhiều quốc gia. Dưới đây, hãy cùng Vina CHG điểm qua những thông tin chi tiết về chủ đề này bạn nhé!

1. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì?

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm có tầm quan trọng cao

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là quá trình theo dõi và ghi lại thông tin của những sản phẩm thực phẩm từ nguồn gốc ban đầu (nông trại chăn nuôi) cho đến khi nó tới tay người tiêu dùng.

Quá trình truy xuất nguồn gốc này bao gồm việc thu thập, lưu trữ và chia sẻ thông tin về mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Thực trạng truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang ngày càng được chú trọng đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Mặc dù có nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng các tiêu chuẩn như Global Gap, VietGap, ASC, HACCP vào việc sản xuất thực phẩm sạch nhằm tăng năng lực cạnh tranh, tuy nhiên các tiêu chuẩn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng, vì thế truy xuất nguồn gốc thực phẩm ra đời nhằm giải quyết thực trạng trên.

2. Tầm quan trọng của truy xuất nguồn gốc thực phẩm hàng hóa

Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi nhiều từ truy xuất

Tại sao chúng ta cần quan tâm đến việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm? Đơn giản là vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của chúng ta, bên cạnh đó nhà nước cũng có những quy định về việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Luật an toàn thực phẩm năm 2010Nghị định 15/2018/NĐ-CP, việc truy xuất có tầm quan trọng như:

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đóng vai trò then chốt trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thực phẩm như ô nhiễm hay chất lượng không đạt chuẩn, hệ thống truy xuất sẽ giúp nhanh chóng xác định mối nguy, từ đó loại bỏ sản phẩm không an toàn khỏi chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng.

Tăng cường niềm tin của người tiêu dùng

Niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm thực phẩm ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các vụ bê bối liên quan đến thực phẩm không an toàn, với một hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả sẽ giúp người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn khi biết rõ nguồn gốc cũng như quy trình sản xuất của sản phẩm họ sử dụng.

Hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm

Truy xuất giúp doanh nghiệp quản lý, theo dõi cũng như kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng, nhằm tạo điều kiện cho việc cải tiến liên tục quy trình sản xuất và phân phối, bên cạnh đó còn giúp hỗ trợ những tiêu chuẩn cũng như quy định về an toàn thực phẩm.

3. Các yếu tố cần thiết để đảm bảo truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng QR Code
Mã QR được ứng dụng phổ biển trong truy xuất

Hệ thống ghi chép thông tin

Để thực hiện truy xuất nguồn gốc, việc ghi chép thông tin chi tiết về quá trình sản xuất, chế biến, phân phối là rất quan trọng, những thông tin này cần được lưu trữ một cách có hệ thống và dễ dàng truy cập khi cần thiết.

Công nghệ hỗ trợ truy xuất nguồn gốc

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình truy xuất nguồn gốc, các hệ thống phần mềm quản lý, công nghệ nhận dạng như mã QR, RFID, và Blockchain là những công cụ đắc lực trong việc theo dõi cũng như ghi nhận thông tin.

Quy trình kiểm tra xác minh

Bên cạnh việc ghi nhận thông tin, quá trình kiểm tra xác minh định kỳ là cần thiết để đảm bảo tính chính xác, đáng tin cậy của hệ thống truy xuất nguồn gốc, điều này bao gồm việc kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, chế biến cùng các điểm phân phối.

Đào tạo nhân viên

Với quá trình này, cần đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc và cách thực hiện sao cho đúng quy trình.

Hợp tác với các chuỗi cung ứng

Hãy thiết lập những mối quan hệ chặt chẽ, minh bạch với các đối tác trong chuỗi cung ứng để đảm bảo thông tin liên tục, đáng tin cậy.

4. Lợi ích của việc áp dụng truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Kho hàng trái táo
Truy xuất giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Với mỗi đối tượng sẽ có những lợi ích khác nhau khi sử dụng truy xuất nguồn gốc, cụ thể:

Đối với người tiêu dùng

  • Việc truy xuất sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng vào sản phẩm
  • Bên cạnh đó giúp cung cấp thông tin chi tiết về nguồn gốc và quá trình sản xuất cả thực phẩm
  • Ngoài ra, truy xuất còn giúp hỗ trợ lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như giá trị cá nhân
  • Loại bỏ những lo lắng của khách hàng về sự tràn lan của các sản phẩm không rõ nguồn gốc

Đối với doanh nghiệp

  • Truy xuất giúp nâng cao uy tín thương hiệu
  • Tối ưu hóa chuỗi cung ứng
  • Giảm thiểu những rủi ro cùng chi phí khi cần thu hồi sản phẩm
  • Việc xác định sớm các vấn đề sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những hậu quả tiêu cực liên quan đến uy tín
  • Đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn khi xuất khẩu hàng hóa sang những thị trường quốc tế

Đối với những cơ quan quản lý

  • Tăng cường khả năng giám sát an toàn thực phẩm
  • Nhanh chóng xác định nguồn gốc của các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm
  • Hỗ trợ thực thi các quy định

5. Quy định và quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên thị trường

Với sản phẩm thực phẩm, để có thể thực hiện truy xuất cần đáp ứng những quy định và quy trình sau:

Logo bộ khoa học công nghệ
Cần tuân thủ những quy định và quy trình để có thể triển khai một cách đúng đắn

5.1. Quy định

Tại Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành nhiều quy định về truy xuất nguồn gốc, có thể kể đến thông tư 25/2019/TT-BYT của Bộ Y Tế có quy định về việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Thông tư này có 9 điều cần nắm:

  • Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2: Đối tượng áp dụng
  • Điều 3: Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm
  • Điều 4: Yêu cầu về thông tin của hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm
  • Điều 5: Yêu cầu về thông tin của hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm
  • Điều 6: Các trường hợp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn
  • Điều 7: Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm
  • Điều 8: Hiệu lực thi hành
  • Điều 9: Trách nhiệm thi hành

Những doanh nghiệp này đặt ra nhằm yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

Các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22005, HACCP cung cấp hướng dẫn chi tiết về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, các doanh nghiệp cần tuân thủ những tiêu chuẩn này để đảm bảo sản phẩm của họ có thể xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.

5.2. Quy trình

Hiện nay ở mỗi doanh nghiệp sẽ có những bước triển khai đôi nét khác nhau, tuy nhiên chung quy lại có những bước tổng quan sau:

Bước 1: Thu thập thông tin

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, lúc này các đơn vị sẽ tiến hành đi đến doanh nghiệp để khảo sát thực tế quy trình từ trang trại cho đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường.

Các thông tin cần được thu thập bao gồm:

  • Nguồn gốc nguyên liệu, con giống
  • Phương pháp sản xuất chế biến
  • Thời gian và địa điểm ở mỗi gian đoạn trong chuỗi
  • Các giấy chứng nhận liên quan

Bước 2: Ghi chép lưu trữ thông tin dữ liệu

Sau khi thu thập, lúc này các đơn vị cung cấp sẽ tiến hành lên quy trình thực hiện truy xuất, nhằm mục đích cho người tiêu dùng biết từng công đoạn từ đầu cho đến khi tới tay người dùng cuối.

Bên cạnh đó, khi lên xong quy trình thì cần ghi chép thật chi tiết, cẩn thận và lưu trữ những thông tin liên quan ở bước 1.

Các phương pháp lưu trữ dữ liệu cả truyền thống và hiện đại được các bên trong và ngoài nước áp dụng như:

  • Sử dụng sổ sách ghi chép truyền thống (thường áp dụng đối với những doanh nghiệp nhỏ lẻ)
  • Hệ thống quản lý dữ liệu điện tử
  • Công nghệ Blockchain để nhằm đảm bảo tính bất biến của dữ liệu

Bước 3: Phân tích xử lý thông tin

Dữ liệu phân tích cần được phân tích để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ. Ở bước này, các đơn vị thường xây dựng biểu mẫu thu thập thông tin nhằm giúp nhà cung cấp đưa ra một biểu mẫu đáp ứng với sự khác biệt của từng doanh nghiệp.

Trong quá trình phân tích xử lý thông tin để xây dựng biểu mẫu này có những đơn vị cung cấp thường triển khai:

  • Kiểm tra tính nhất quán của thông tin
  • Xác minh nguồn gốc thông qua các bên thứ ba
  • Sử dụng công nghệ được lập trình để phát hiện ra những bất thường

Bước 4: Truyền đạt thông tin đến người tiêu dùng

Thông tin cần được truyền đạt đến người dùng một cách dễ hiểu và thuận tiện, các phần mềm truy xuất lúc này sẽ được thiết lập trên hệ thống để người dùng có thể thực hiện truy xuất cũng như các doanh nghiệp sử dụng có thể dễ dàng quản lý, kiểm tra thông tin, các phương pháp chính thường được triển khai ở bước này gồm:

  • Mã QR in trên bao bì sản phẩm hoặc tem truy xuất
  • Ứng dụng di động cho phép quét mã cũng như xem thông tin nguồn gốc
  • Trang web để tra cứu thông tin sản phẩm

Bước 5: Đào tạo nhân viên

Ở bước này, nhà cung cấp sẽ hướng dẫn và đào tạo cho nhân viên của doanh nghiệp nhằm vận hành hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm, điều này đảm bảo người tiêu dùng có thể truy xuất được chính xác thông tin sản phẩm.

Bước 6: Tiến hành sử dụng thực tế

Lúc này, hệ thống đã hoàn thiện và có thể tiến hành áp dụng thực tế, các sản phẩm của doanh nghiệp lúc này khi đến tay người tiêu dùng sẽ được truy xuất một cách dễ dàng.

Sau khi đưa ra thị trường, một số đơn vị sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình sử dụng hệ thống.

6. Các công nghệ hiện đại trong truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Công nghệ Blockchain
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng các công nghệ hiện đại vào hệ thống truy xuất

Ngoài những phương pháp thủ công như ghi chép bằng sổ tay thì ngày nay với sự phát triển của công nghệ thì việc truy xuất đã hoàn toàn bước sang trang mới, hãy cùng điểm qua những công nghệ hiện đại đó ngay bên dưới:

Mã QR và Mã vạch

Đây được xem là công nghệ phổ biến nhất hiện nay, với mỗi loại sản phẩm sẽ có một mã QR và mã vạch duy nhất, nhằm cho phép người tiêu dùng dễ dàng truy cập thông tin về nguồn gốc một cách chi tiết chỉ với một lần quét.

Công nghệ Blockchain

Blockchain đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc, với khả năng không thể thay đổi cũng như minh bạch thông tin, blockchain đảm bảo được tính chính xác của thông tin từ đó tăng cường niềm tin ở người tiêu dùng, đây hứa hẹn sẽ là một công nghệ được áp dụng ngày càng nhiều trong lĩnh vực truy xuất.

Internet vạn vật (IoT)

Để theo dõi thời gian thực của sản phẩm thì IoT là một phần không thể thiếu, việc ứng dụng IoT đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, đặc biệt ở các doanh nghiệp lớn.

Ví dụ: Những cảm biến có thể theo dõi nhiều độ cùng độ ẩm trong quá trình vận chuyển để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Máy học (Machine Learning)

Việc ứng dụng máy học cũng góp phần vào việc phân tích những dữ liệu lớn, từ đó phát hiện ra những thông tin bất thường ở các mẫu sản phẩm, bên cạnh đó máy học cũng có thể giúp dự đoán các vấn đề có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng.

7. Thách thức trong việc triển khai truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Nhân sự ở trong kho hàng
Có nhiều thách thức cần giải quyết khi muốn triển khai hệ thống truy xuất

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên việc truy xuất cũng gặp không ít thách thức như:

Chi phí đầu tư

Việc triển khai hệ thống truy xuất cần đòi hỏi sự đầu tư lớn về mặt công nghệ cũng như nhân lực, điều này thực sự là một thách thức đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đào tạo nhân sự

Việc ứng dụng các công nghệ mới đòi hỏi nhân viên phải được đào tạo một cách kỹ lưỡng, điều này không chỉ tốn kém mà còn đòi hỏi nhiều thời gian cùng với sự nỗ lực cao.

Tính minh bạch cùng khả năng bảo mật thông tin.

Cân bằng giữa tính minh bạch cũng như khả năng bảo mật thông tin là một thách thức lớn, lúc này doanh nghiệp cần đảm bảo việc cung cấp thông tin cho người dùng một cách chính xác, chi tiết mà không ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh.

Sự hợp tác giữa các bên liên quan

Truy xuất nguồn gốc đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên liên quan phối hợp chặt chẽ với nhau trong chuỗi cung ứng, việc đảm bảo tất cả các bên đều tuân thủ cũng như cung cấp thông tin chính xác là một thách thức không hề nhỏ.

8. Giải pháp nâng cao chất lượng truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Tem truy xuất nguồn gốc kết hợp chống giả QR Code
Tem QR Code vừa truy xuất vừa chống giả

Với những thách thức trên, ngày nay nhiều doanh nghiệp đã áp dụng đa dạng các giải pháp để giúp giải quyết vấn đề từ đó nâng cao hiệu quả truy xuất có thể kể đến:

Sử dụng tem chống hàng giả kết hợp với tem truy xuất nguồn gốc

Hiện nay, tại Việt Nam việc sử dụng tem chống hàng giả kết hợp với tem truy xuất nguồn gốc là giải pháp truy xuất phổ biến nhất hiện nay. Với sự kết hợp này, con tem khi được dán lên sẽ có đa công nghệ được tích hợp, giúp ngăn chặn việc sao chép làm giả con tem gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Trên thị trường có nhiều đơn vị in tem chống hàng giả cũng như tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm, tuy nhiên có rất ít các đơn vị có khả năng in tem đầy đủ pháp lý, khả năng chống giả, đã có nhiều doanh nghiệp bị lừa khi sử dụng dịch vụ in tem giá rẻ không có tính pháp lý. Vì vậy, hãy thật cẩn thận khi đánh giá và lựa chọn đơn vị in ấn tem.

Với kinh nghiệm hơn 15 năm in tem chống giả cũng như tem truy xuất nguồn gốc, Vina CHG tự tin mang đến giải pháp giúp cải thiện những khó khăn về truy xuất mà doanh nghiệp đang gặp phải như sử dụng công nghệ cho tem gồm: QR Code, SMS, 5s, đa công nghệ,… hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Đào tạo nâng cao nhận thức cho nhân viên

Nhân viên là yếu tố then chốt trong việc triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo cũng như nâng cao nhận thức cho nhân viên về tầm quan trọng của truy xuất nguồn gốc cũng như các quy trình cần thiết để duy trì tính minh bạch trong sản xuất, phân phối thực phẩm.

Việc đào tạo không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc mà còn đảm bảo rằng mọi công đoạn trong chuỗi cung ứng đều được thực hiện một cách chính xác, nhất quán.

Tăng cường hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng

Để nâng cao hiệu quả, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, các đơn vị vận chuyển.

Tăng cường hợp tác giúp đảm bảo rằng mọi bên liên quan đều tuân thủ các tiêu chuẩn cũng như quy trình truy xuất nguồn gốc, từ đó tạo nên một hệ thống chuỗi cung ứng minh bạch, hiệu quả.

Đầu tư vào nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu phát triển (R&D) là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp không ngừng cải tiến và tối ưu hóa hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm, bằng cách đầu tư vào R&D, doanh nghiệp có thể khám phá cũng như áp dụng những công nghệ mới, cải thiện quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ

Việc kiểm tra đánh giá định kỳ thực sự cần thiết để nhằm đảm bảo rằng hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm hoạt động hiệu quả, đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra, doanh nghiệp cần tiến hành các cuộc kiểm tra nội bộ cũng như thuê các đơn vị kiểm định bên ngoài để đánh giá, đưa ra các khuyến nghị cải tiến.

Tăng cường truyền thông quảng bá

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh truyền thông quảng bá về hệ thống truy xuất của mình đến người tiêu dùng, việc này không chỉ giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của truy xuất nguồn gốc mà còn tạo sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

Đón đầu các xu hướng mới trong truy xuất

Cuối cùng, để nâng cao hiệu quả truy xuất, doanh nghiệp cần luôn cập nhật nhằm đón đầu các xu hướng mới trong lĩnh vực này, các công nghệ hiện đại như Blockchain, IoT đang có trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường và người dùng.

9. Câu hỏi liên quan đến truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Câu hỏi thường gặp về truy xuất nguồn gốc
Giải đáp thêm những câu hỏi thường gặp khác

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm có thực sự cần thiết không?

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm rất cần thiết, nó không chỉ giúp đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn giúp người tiêu dùng đưa ra sự lựa chọn thông minh hơn, với doanh nghiệp nó thì việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm sẽ giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và xây dụng niềm tin đối với khách hàng.

Làm thế nào để người tiêu dùng có thể thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm?

Người tiêu dùng có thể thực hiện truy xuất bằng việc quét mã QR trên bao bì sản phẩm, sử dụng các ứng dụng chuyên dụng hoặc truy cập vào trang web của nhà sản xuất đẻ nhập mã và xem thông tin.

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm có làm tăng giá thành sản phẩm không?

Tùy vào chiến lược của mỗi công ty, vì về lâu dài việc truy xuất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó giảm thiểu những rủi ro liên quan đến thu hồi sản phẩm.

Làm thế nào để đảm bảo tính chính xác của việc truy xuất?

Để đảm bảo tính chính xác, cần có sự kết hợp giữa các biện pháp kỹ thuật và quy trình quản lý chặt chẽ như sử dụng Blockchain, kiểm tra chéo thông tin từ các nguồn khác nhau, thực hiện kiểm toán định kỳ cũng như áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau.

Trên đây là những chia sẻ về truy xuất nguồn gốc thực phẩm Vina CHG vừa gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể kiến thức cũng như giải đáp được các thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Nếu cần in tem truy xuất nguồn gốc đạt chất lượng hãy liên hệ với Vina CHG để được tư vấn miễn phí! 

Đánh giá post

Trả lời