Trong những năm gần đây, sự phát triển của các ngành sản xuất, bán lẻ, cùng với nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm đóng gói, đồ uống, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân đang làm gia tăng nhu cầu đáng kể cho ngành chế biến, đóng gói bao bì.
Đồng thời, sự bùng nổ nhanh chóng của thương mại điện tử, ứng dụng giao hàng và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia cũng là yếu tố thúc đẩy nhanh chóng ngành chế biến, đóng gói bao bì phát triển mạnh mẽ hơn.
Bên cạnh lợi ích kinh tế, sự phát triển này đặt ra nhu cầu cấp bách về việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến, đóng gói bao bì tại Việt Nam phải đổi mới sáng tạo ra vật liệu, sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tạo ít chất thải hơn, cũng như có khả năng tái chế cao với giá thành thấp và quy trình sản xuất đơn giản hơn.
Hội thảo: “Tối ưu hóa công nghệ xử lý và chế biến bao bì: Nâng cao hiệu suất sản xuất và giảm tác động môi trường” đã diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm và Hội thảo quốc tế lần thứ 16 về công nghệ xử lý, chế biến & đóng gói bao bì tại Việt Nam – ProPak Vietnam 2023 diễn ra vào ngày 10/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP.HCM.
Chương trình hội thảo diễn ra vô cùng sôi nổi và các diễn giả đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến chủ đề “Tối ưu hóa công nghệ xử lý và chế biến bao bì” như các giải pháp đóng gói tự động, xu hướng mới trong thiết kế, công nghệ kết nối bao bì và tương tác khách hàng và các công nghệ công giả chuyển đổi số ứng dụng trong sản xuất bao bì.
Tại Hội thảo, tham gia với vai trò diễn giả, Ông Nguyễn Viết Hồng – CT. HĐQT-TGĐ Vina CHG đã giới thiệu đến Hội thảo những nội dung liên quan đến “Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ chống giả trong sản xuất bao bì”. Điều này nhằm tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Cụ thể, TGĐ Vina CHG đã chia sẻ các kiến thức về QR Code và các ứng dụng chuyển đổi số trên bao bì. Các mẫu bao bì chống giả chuyển đổi số sẽ được tích hợp in mã QR Code kết hợp công nghệ SMS và phần mềm quản lý dữ liệu, phần mềm truy xuất nguồn gốc,… Các công nghệ này khi được in trực tiếp trên bao bì sẽ giúp doanh nghiệp chống giả cho sản phẩm, định danh sản phẩm, quản lý kho, quản lý kênh phân phối, bán hàng, chống lấn tuyến lấn vùng…
Bên cạnh tham gia hội thảo, Vina CHG cũng tham gia trưng bày gian hàng tại triển lãm ProPak Vietnam 2023.
ProPak Vietnam 2023 quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu ngành bao bì tại Việt Nam và khu vực đến trưng bày, tạo ra nền tảng giao thương không giới hạn cho quý khách tham gia.
Các sản phẩm được trưng bày tập trung vào công nghệ bao bì, chế biến; công nghệ cho ngành đồ uống, ngành dược; nguyên vật liệu; chuỗi cung ứng lạnh, logistics, lưu kho; công nghệ mã hóa, đánh dấu, ghi nhãn; công nghệ in ấn; công nghệ, cùng nhiều dịch vụ khác.
Tại triển lãm, Vina CHG trưng bày và giới thiệu các mẫu hộp bao bì, các công nghệ chống hàng giả ứng dụng trong sản xuất bao bì. Gian hàng thu rất nhiều khách hàng tham quan và tìm hiểu về công nghệ chống giả trên bao bì của Vina CHG.
Một số hình ảnh trong buổi triển lãm và Hội thảo:
Bao bì là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong việc bảo quản, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Market Research Future dự báo tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) cho thị trường toàn cầu của bao bì nhựa là 3,6%, bao bì giấy là 4,7% trong giai đoạn 2023 – 2030.
Theo Mordor Intelligence, thị trường bao bì nhựa Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 10,07 triệu tấn vào năm 2023 lên 15,09 triệu tấn vào năm 2028, với mức tăng trưởng hàng năm trung bình đạt 8,44% (2023 – 2028). Trong đó, bao bì giấy dự kiến đạt mức tăng trưởng đáng kể, từ 2,37 tỷ đô la vào năm 2023 lên 3,77 tỷ đô la vào năm 2028, với mức CAGR là 9,73%. Đồng thời, bao bì cho ngành thực phẩm, đồ uống tiếp tục chiếm thị phần đáng kể.
Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2023 sẽ vượt trên 25% và đạt quy mô hơn 20 tỷ USD (Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam-EBI, 2023). Trái ngược với những biến động trong suy thoái thế giới, Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia có nền thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực châu Á.
Tác động bởi đại dịch Covid-19 đã tạo ra thói quen tiêu dùng ưu tiên sự tiện lợi. Đây cũng chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, làm gia tăng lượng chất thải ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Điều này đặt ra bài toán về sự cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường cho các công ty truyền thống, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội mới cho những doanh nghiệp khác.
Bài viết liên quan: