In offset được biết đến như một phương pháp in ấn hiện đại, tiên tiến, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Hãy cùng Vina CHG tìm hiểu rõ hơn kiến thức về chủ đề này ngay bên dưới nhé!
1. In offset là gì?
In offset là một kỹ thuật in ấn phổ biến, trong đó hình ảnh dính mực in được chuyển từ bản in lên rồi ép vào một tấm cao su (hay còn gọi là tấm offset) và sau đó mới in lên bề mặt giấy.
Công nghệ cùng quá trình in offset giúp cho hình ảnh trở nên sắc nét và có chất lượng cao.
Xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 19 và dần trở thành một phương pháp chính trong ngành công nghiệp in ấn. Với khả năng in nhanh, chính xác cùng chất lượng cao, từ đó in offset đã dần thay thế các kỹ thuật in truyền thống trước đây.
2. Cấu trúc máy và quy trình in offset
Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động chúng ta cần tìm hiểu 2 nội dung sau:
2.1. Cấu trúc máy
Máy in offset thông thường gồm 3 bộ phận chính là bản in, trục cao su và trục ép, trong đó:
- Bản in: Là nơi chứa hình ảnh cần in và được phủ một lớp mực mỏng.
- Trục cao su: Giúp chuyển mực từ bản in lên bề mặt giấy thông qua quá trình ép.
- Trục ép: Có nhiệm vụ giữ chặt giấy trong quá trình in.
2.2. Quy trình in
Quy trình in offset diễn ra với các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bản in (chế bản)
Hình ảnh sau khi thiết kế sẽ được chuyển từ file lên bản in (bản kẽm) thông qua quá trình gọi là chế bản. Lúc này bản kẽm sẽ được lắp vào máy in.
Bước 2: Chuyển mực lên trục cao su
Tiếp đến bản kẽm sẽ được phủ một lớp mực mỏng, sau đó mực sẽ được chuyển từ bản kẽm lên trục cao su.
Bước 3: In lên giấy
Sau khi chuẩn bị xong và bắt đầu in, lúc này trục cao su sẽ ép mực lên bề mặt giấy để tạo ra hình ảnh theo mẫu thiết kế. Vì sự linh hoạt của tấm offset nên bề mặt giấy sẽ không bị hư hỏng trong quá trình in.
Bước 4: Gia công thêm
Sau khi in xong, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà có thể tiến hành gia công thêm như cán bóng hoặc cán mờ, ép kim, phủ UV,… mục đích nhằm tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ cho sản phẩm.
3. Ưu nhược điểm của phương pháp in offset
Cùng tìm hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của phương pháp này:
3.1. Ưu điểm
Tốc độ in ấn nhanh
Máy in offset có khả năng in với tốc độ cao, từ đó giúp đáp ứng nhu cầu in ấn số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn.
Đây là một trong những ưu điểm lớn đối với những doanh nghiệp sản xuất nhanh chóng để kịp tiến độ bàn giao cho khách hàng.
Chất lượng cao
In offset cho phép in hình ảnh với độ phân giải cao cùng màu sắc trung thực.
Đối với các ấn phẩm yêu cầu hình ảnh có chất lượng cao như sách ảnh, tạp chí thời trang và tài liệu quảng cáo thì đây là một ưu điểm quan trọng mà in offset có thể đáp ứng.
Khả năng in ấn số lượng lớn
In offset có thể in với số lượng lớn một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn so với những phương pháp in truyền thống khác.
Khi số lượng bản in càng tăng lên, thì chi phí cho mỗi bản in càng giảm xuống, điều này vừa có lợi cho nhà in và cả khách hàng vì chúng giúp tối ưu hóa chi phí.
Độ bền màu
Mực in offset có độ bền màu cao, từ đó giúp cho hình ảnh giữ được màu sắc lâu dài và không bị phai nhạt theo thời gian, điều này thực sự quan trọng đối với những ấn phẩm cần sử dụng trong thời gian dài.
3.2. Nhược điểm
Chi phí đầu tư ban đầu cao
Để bắt đầu in offset, doanh nghiệp cần đầu tư khoản chi phí lớn để mua sắm máy móc thiết bị, các máy in Offset thường có giá thành cao và việc mua mới hoặc nâng cấp cần đòi hỏi một số vốn đầu tư ban đầu đáng kể.
Ngoài ra, trong quá trình vận hành thì chi phí cho việc chế bản in cũng rất tốn kém, đặc biệt đối với trường hợp in số lượng nhỏ hoặc khi khách hàng thường xuyên thay đổi thiết kế. Chi phí này bao gồm tiền công và chi phí vật liệu.
Thời gian chuẩn bị mất nhiều thời gian
Quy trình chuẩn bị trước khi tiến hành in Offset thường bao gồm các bước như thiết kế, chế bản và điều chỉnh máy in, điều này chiếm nhiều thời gian từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành.
Ngoài ra, trước khi in hàng loạt cũng cần in ấn thử nghiệm để đảm bảo chất lượng, điều này trực tiếp làm tăng thêm thời gian chuẩn bị.
Yêu cầu cao về kỹ thuật
Để có thể vận hành máy in offset thì cần yêu cầu người sử dụng phải có kiến thức và kỹ năng cao về quá trình in ấn, điều này đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật viên phải được đào tạo bài bản.
Chi phí cao khi in số lượng nhỏ
In Offset thường không phù hợp cho việc in với số lượng nhỏ vì có chi phí chế bản và thiết lập máy in cao. Khi in với số lượng ít thì chi phí cho mỗi sản phẩm sẽ tăng lên, điều này làm giảm lợi ích kinh tế ở phương pháp này.
Không có sự linh hoạt trong thiết kế
In Offset đòi hỏi một bản in (chế bản) cố định điều này khiến cho việc thay đổi thiết kế trở nên tốn kém và khó khăn hơn. Việc thay đổi thiết kế cần phải thực hiện lại từ đầu.
Bảo dưỡng và bảo trì phức tạp
Máy in offset cần được hoạt động và bảo dưỡng thường xuyên định kỳ để đảm bảo máy hoạt động ổn định lâu dài. Việc này cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình và dẫn đến tốn kém.
Khi máy móc gặp sự cố hoặc cần thay thế phụ tùng thì việc tìm kiếm và sửa chữa có thể tốn kém và phức tạp. Điều này thực sự càng khó khăn hơn đối với những dòng máy đời cũ hoặc không còn được sản xuất.
Có ảnh hưởng đến môi trường
Quá trình in offset sử dụng nhiều hóa chất như mực in, dung môi, chất làm sạch. Những hóa chất này có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
4. Ứng dụng của in offset trong cuộc sống
In offset thường được ứng dụng vào các lĩnh vực sau:
In sách, báo, tạp chí
Nhờ vào chất lượng in cao cùng khả năng in số lượng lớn, phương pháp in offset ngày càng được ứng dụng rộng rãi để in sách, báo và tạp chí.
In bao bì sản phẩm
Công nghệ in offset cũng thường được sử dụng trong việc in ấn bao bì sản phẩm.
Bao bì sản phẩm đẹp mắt và chất lượng không những giúp bảo vệ sản phẩm mà còn giúp quảng bá thương hiệu và thu hút khách hàng hiệu quả.
In ấn tài liệu và ấn phẩm quảng cáo
Những tài liệu và ấn phẩm quảng cáo mà in offset đáp ứng được có thể kể đến như: name card, tờ rơi, brochure, decal, kẹp hồ sơ, catalogue, thư mời,…
Việc sử dụng phương pháp in offset giúp cho thông điệp quảng cáo được truyền đạt một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
5. So sánh in offset và in kỹ thuật số
Cùng so sánh 2 phương pháp in offset và in kỹ thuật số để giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định hơn:
Tiêu Chí | In Offset | In Kỹ Thuật Số |
Chất lượng | Cao, sắc nét, phù hợp với in hình ảnh và văn bản | Tương đối cao, có thể kém sắc nét hơn trong một số trường hợp |
Chi phí khi in số lượng lớn | Hiệu quả, chi phí trên mỗi bản in giảm khi số lượng tăng | Chi phí không thay đổi nhiều theo số lượng, thường tăng khi in số lượng lớn |
Chi phí khi in số lượng nhỏ | Cao do chi phí thiết lập ban đầu | Chi phí thấp hơn khi in số lượng nhỏ |
Thời gian chuẩn bị | Dài, cần nhiều bước chuẩn bị như chế bản và điều chỉnh máy | Ngắn, ít bước chuẩn bị và có thể in ngay từ file kỹ thuật số |
Linh hoạt | Kém, thay đổi thiết kế tốn nhiều chi phí và thời gian | Linh hoạt, dễ dàng thay đổi thiết kế và in ra các bản khác nhau |
Độ bền màu | Cao, hình ảnh giữ được màu sắc lâu dài | Tương đối cao, nhưng thấp hơn in offset |
Yêu cầu kỹ thuật | Cao, cần kỹ thuật viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu | Thấp hơn, dễ vận hành và không cần nhiều kỹ thuật phức tạp |
Bảo dưỡng bảo trì máy | Phức tạp, cần bảo dưỡng định kỳ và kỹ thuật tay nghề cao | Đơn giản hơn, ít yêu cầu bảo dưỡng |
Tác động tới môi trường | Sử dụng nhiều hóa chất, tiêu thụ năng lượng cao | Ít hóa chất, tiêu thụ năng lượng thấp hơn |
Ứng dụng chính | In sách, báo, tạp chí, bao bì sản phẩm và tài liệu quảng cáo | In ấn các sản phẩm cá nhân hóa, in nhanh, phù hợp các chiến dịch ngắn hạn |
Độ phức tạp trong thiết lập | Cao, nhiều bước kiểm tra và thiết lập | Thấp, ít bước thiết lập và dễ dàng kiểm tra |
6. Các loại máy in offset phổ biến
Có nhiều loại máy in offset trên thị trường, tuy nhiên phổ biến gồm có các loại sau:
Máy in offset tờ rời
Sử dụng các tờ giấy riêng lẻ để bỏ vào máy từng tờ một.
Chuyên dùng để in các ấn phẩm như sách, báo, tạp chí, brochure, catalogue.
Ưu điểm:
- Chất lượng in cao
- Thích hợp cho việc in số lượng vừa và lớn
Nhược điểm:
- Thời gian chuẩn bị lâu
- Chi phí đầu tư máy cao
Máy in offset cuộn
Sử dụng cuộn giấy lớn thay vì từng tờ.
Thường dùng để in báo, tạp chí và ấn phẩm với số lượng lớn.
Ưu điểm:
- Tốc độ in nhanh, phù hợp khi in số lượng lớn
- Giảm được chi phí giá thành khi in số lượng lớn
Nhược điểm:
- Chất lượng in thấp hơn máy in tờ rời
- Yêu cầu kỹ thuật cũng như bảo dưỡng cao
Máy in offset nhỏ dạng mini
Kích thước nhỏ, chuyên dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thường dùng để in các ấn phẩm như danh thiếp, phong bì, thiệp mời.
Ưu điểm:
- Dễ vận hành và bảo dưỡng
- Chi phí đầu tư thấp hơn những loại máy lớn
Nhược điểm:
- Khả năng in số lượng lớn bị hạn chế
- Chất lượng thấp hơn các loại máy lớn
Máy in offset đa màu
Có thể in nhiều màu cùng một lúc.
Phù hợp với những ấn phẩm yêu cầu màu sắc và chất lượng cao.
Ưu điểm:
- Chất lượng màu sắc rất cao
- Hiệu quả về thời gian và chi phí khi in các sản phẩm đa màu
Nhược điểm:
- Yêu cầu kỹ thuật vận hành cao
- Chi phí ban đầu cao
Máy in offset UV
Sử dụng mực in UV và hệ thống đèn UV để làm khô mực ngay lập tức sau khi in.
Phù hợp các ấn phẩm có yêu cầu độ bền cao, đặc biệt có thể in trên kim loại và nhựa.
Ưu điểm:
- Chất lượng in cao với độ bền màu vượt trội
- Có thể in được trên nhiều vật liệu khác nhau
Nhược điểm:
- Yêu cầu kỹ thuật và bảo dưỡng phức tạp
- Chi phí đầu tư ban đầu và vận hành cao
7. Những lưu ý và tiêu chí khi sử dụng dịch vụ in offset
Trước khi sử dụng dịch vụ in offset, bạn nên quan tâm đến các yếu tố sau:
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín
Hãy chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm và danh tiếng tốt trong ngành in offset, bạn có thể hỏi ý kiến của những khách hàng đã sử dụng dịch vụ để có cái nhìn tổng quan hơn.
Ngoài ra, có thể đến trực tiếp để kiểm tra cơ sở vật chất máy móc trang thiết bị, các thiết bị hiện đại cùng quy trình sản xuất tiên tiến sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Vina CHG tự hào với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn tem chống giả, tại Vina CHG chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp in ấn để in tem và in offset cho tem chống hàng giả cũng được chúng tôi sử dụng.
Hiểu rõ quy trình in offset
Cần đảm bảo hiểu rõ về quy trình chế bản trong in offset để có thể theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.
In offset thường mất nhiều thời gian, vì thế cần trao đổi và thỏa thuận với nhà cung cấp, tốt hơn nên thể hiện trong hợp đồng để đảm bảo sản phẩm được giao đúng hẹn.
Chọn chất liệu phù hợp
Có 2 thứ về chất liệu mà bạn cần lựa chọn đó là loại giấy và mực in.
Loại giấy có sự ảnh hưởng đến chất lượng cuối của sản phẩm, vì vậy có thể hỏi nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí về độ dày, độ bóng và độ bền.
Còn đối với mực in thì sẽ có nhiều loại khác nhau như mực dầu, mực nước và mực UV. Mỗi loại có một đặc tính riêng vì vậy hãy chọn lựa sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Thiết kế và chuẩn bị file
Cần lưu ý đến độ phân giải và định dạng file, độ phân giải ít nhất là 300 DPI và thường lưu ở định dạng phù hợp thường là PDF hoặc EPS, điều này đảm bảo hình ảnh được sắc nét và chi tiết.
Sử dụng hệ màu CMYK thay vì RGB vì khi in offset hoặc in ấn thông thường đều sử dụng hệ màu CMYK, vì vậy hãy chuyển đổi từ RGB sang CMYK trước để tránh sai lệch màu.
In thử
Dưới góc độ là khách hàng, khi đi in bạn nên yêu cầu đơn vị đối tác in thử một bản mẫu trước khi in hàng loạt, điều này giúp bạn kiểm tra được chất lượng in, hình ảnh, màu sắc, chính tả và các chi tiết khác trước khi tiến hành in hàng loạt.
Trên đây là những chia sẻ về In offset mà Vina CHG vừa gửi đến bạn. Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp in ấn này. Nếu cần hỗ trợ hoặc phản hồi hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline.
Xem thêm:
Giấy Ford là gì? Phân loại ưu nhược điểm và ứng dụng
Giấy Couche là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng chi tiết
Cách lựa chọn giấy carton đơn giản hiệu quả
Bài viết liên quan: