Tìm hiểu cặn kẽ cách chọn cần câu cá đặc biệt đối với những người chơi mới sẽ giúp tránh khỏi những sai lầm. Trong bài viết dưới đây, Vina CHG sẽ giải đáp tường tận chi tiết về cách chọn sao cho phù hợp và gợi ý những dòng cần câu nên dùng!
1. Hiểu rõ về các tiêu chí lựa chọn cần câu cá
Trước khi chọn được cây cần phù hợp với cá nhân, bạn cần nắm rõ các tiêu chí quan trọng bên dưới để có cách chọn cần câu cá tối ưu nhất nhé!
1.1. Địa hình
Đầu tiên, cần tìm hiểu loại địa hình mà bạn dự định sẽ ngồi câu, lúc này đối với khu vực phía trên đầu chỗ ngồi bạn nên quan sát xem có thông thoáng hay có chướng ngại vật hay không. Mục đích của việc làm này nhằm giúp lựa chọn cây cần có chiều dài phù hợp.
Lấy ví dụ: Nếu câu tại hồ dịch vụ nhưng phía trên có đường dây điện hoặc chướng ngại vật thì lúc này các cây cần có chiều dài lớn sẽ không phù hợp.
Tiếp đến, đối với địa hình dưới mặt nước bạn cần quan sát xem có thoáng hay có vật cản như dây chằng chịt, mục đích nhằm lựa chọn loại cần mềm hay cứng.
Ví dụ: Nếu địa hình thông thoáng, cách lựa chọn cần câu cá lúc này cần ưu tiên các loại cần mềm vì chúng giúp giữ dây trục và dây thẻo tốt. Còn đối với địa hình có vật cản, lúc này chúng ta sẽ chọn cây cần cứng để điều tiết con cá đi theo hướng mình muốn nhằm tránh vật cản.
1.2. Vị trí
Ở phần này chúng ta tìm hiểu về vị trí mà mình dự định đi câu, đó là hồ dịch vụ hay ngoài tự nhiên.
Ngoài tự nhiên
Đối với vị trí ngoài tự nhiên ở Việt Nam, lượng cá thường sẽ không có nhiều để ta có thể câu liên tục nên lúc này cách lựa chọn cần câu cá có độ cứng vừa phải và chiều dài phù hợp với nơi mình câu sẽ được ưu tiên hơn.
Hồ dịch vụ
Đối với vị trí câu trong hồ dịch vụ, có 2 cách để bạn có thể chọn cần:
- Cách 1: Chọn cần mềm đối với những hồ cá bể, cá đã chạy dây nhiều hoặc cá đã bị câu lên thả xuống nhiều lần, lý do dùng cần mềm là vì chúng ta sẽ xuống được dây trục và dây thẻo loại nhỏ để câu được cá.
- Cách 2: Với hồ có số lượng cá nhiều, cần tốc độ nhanh, lúc này chúng ta nên chọn cây cần cứng.
1.3. Loại cá
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cá, để dễ phân biệt Vina CHG sẽ chia ra làm 2 loại chính: Cá mô mềm như cá Trắm cỏ, Trắm đen, cá chép, các diếc và cá răng hàm như cá Rô Phi, cá Trê, cá Chim.
Với cá mô mềm
Dựa vào kinh nghiệm cá nhân, loại cá mô mềm nên chọn cần mềm, mục đích lựa chọn loại cần cây này là để giúp giữ được cá tốt hơn.
Với cá răng hàm
Loại cá có răng hàm càng lớn, càng phát triển thì bộ răng hàm, vây, vảy hay mang càng sắc bén, lúc này bạn nên chọn cây cần cứng, lý do là để câu và đưa cá lên trên mặt nước nhanh hơn nhằm giảm xác suất con cá làm đứt dây trục và dây thẹo.
1.4. Số lượng cá
Với số lượng cá muốn câu, bạn cần quan sát xem khu vực mình dự định đi câu có số lượng cá ăn nhiều liên tục hay ăn lai rai cả ngày.
Đối với lượng cá nhiều như ở các hồ thi đấu hoặc các vị trí cá ăn theo giờ hoặc triều cường của con nước (đỉnh của con nước lúc nước chớm, nước lên cá sẽ ăn, ngược lại lúc nước ròng và nước kiệt cá sẽ không ăn), nên sử dụng cây cần cứng để tận dụng tốc độ câu.
Đối với số lượng cá ít hoặc trong các hồ dịch vụ, bạn nên chọn các loại cần mềm để tận dụng khả năng giữ được nhịp của con cá với dây trục và dây thẻo nhỏ hơn từ đó giữ được cá tốt hơn.
1.5. Loại cần phổ biến
Đối với người chơi mới, cần hiểu rằng hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại cần cân khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ có 2 loại chính phổ biến gồm: Cần câu tay (Cần câu đơn) và cần câu máy.
Tiêu chí | Cần câu tay (Cần đơn) | Cần máy (Lure) |
Độ dài | Dài hơn (Lên đến khoảng 7.2m) | Ngắn hơn (Khoảng 2.7m – 3.6m) |
Khả năng vươn xa của cần | Cao hơn | Thấp hơn |
Trang bị phụ kiện | Không | Gắn thêm máy (Dùng để cuộn và nhả cước) |
Mục đích sử dụng | Loại cần có thể vươn xa ở những địa điểm câu | Loại cần linh động, có bộ máy và độ dài của cước |
2. Kinh nghiệm lựa chọn cần câu cá dựa vào chiều dài và độ cứng
Đây là 2 thông số quan trọng mà bạn cần nắm rõ, chi tiết như sau:
2.1. Chiều dài
Với chiều dài, nếu hiểu đơn giản bạn muốn câu xa hãy chọn cần dài, ngược lại muốn câu gần hãy chọn cần ngắn.
Lấy ví dụ: Đối với những con đập hoặc hồ bán tự nhiên lớn vào mùa tầm tháng 7, theo kinh nghiệm cá nhân nên lựa chọn cần dài vì lúc này cá thường ở ngoài xa để nước sâu và mát hơn.
Ví dụ khác: Đối với các hồ dịch vụ, mùa tầm tháng 7 chưa chắc cá ở ngoài xa trừ khi chủ hồ đặt lục bình và bầu sục Oxy ở ngoài thì cá sẽ di chuyển ra ngoài, còn lại nếu không có thì mùa tầm tháng 7 cá sẽ ăn gần bờ. Lúc này, bạn có thể chọn cần ngắn hoặc cần dài tùy theo tình hình thực tế.
2.2. Độ cứng và phân bố lực
Hiện nay, tại Việt Nam độ cứng của cần câu thường dao động từ 3H đến 12H (Áp dụng với cần tay) với chỉ số độ cứng H (Hardness) càng lớn thì cần càng dày và cứng và UL đến XH (Áp dụng thường cho cần Lure).
Để lựa chọn đúng độ cứng cần, bạn cần tìm hiểu thêm một yếu tố nữa có tên là phân bố lực. Cụ thể hiện nay chỉ số phân bố lực phổ biến là 1/9, 2/8 1/9, 2/8 và 3/7, để xác định phân bố lực bạn cần làm theo cách sau:
- Bước 1: Ra cần (Mở cần) hết chiều dài, ở mỗi khớp nối nên siết chặt để đảm bảo các khớp chắc chắn, lúc này quan sát để chia cần ra thành 10 phần.
- Bước 2: Lắc cần theo từng đợt một (không lắc cần liên tục) và để cần dao động tự nhiên.
- Bước 3: Lặp lại từng đợt lắc chúng ta sẽ quan sát để tìm ra được vị trí dao động đầu tiên của cây cần, tại vị trí này chính là nơi phân bố lực, đây cũng chính là điểm chịu lực đầu tiên của cần câu cá. Nếu phân bố lực 1/9 nghĩa là một phần đầu sẽ dao động trước, sau đó mới truyền tải về các phần sau, 2/8 1/9 là phần phân bố lực giao thoa giữa 2/8 và 1/9, tương tự áp dụng cách tính cho các phần sau.
Sau khi đã xác định được phân bố lực, lúc này chúng ta có thể tự mình chọn được cần theo độ cứng như sau:
- Phân bố lực 1/9, nên chọn cần có độ cứng từ 6H trở lên.
- Phân bố lực 2/8 1/9, nên chọn cần có độ cứng 5H và 6H.
- Phân bố lực 2/8, nên chọn cần có độ cứng 4H và 5H.
- Phân bố lực 3/7, cần chọn cần có độ cứng từ 3H trở xuống.
3. Chọn cần câu cá dựa vào chất lượng
Sau khi đã hiểu rõ được các tiêu chí quan trọng khi chọn cần cũng như cách chọn độ cứng và độ dài của cần, lúc này bạn cần tìm hiểu về cách chọn dựa trên chất lượng cần câu như sau:
3.1. Tìm hiểu thông tin sản phẩm
Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu các thông tin liên quan đến sản phẩm, ở đâu bán, hàng ở đâu là chính hãng. Tại Việt Nam, các thương hiệu cần câu cá có thể kể đến để bạn tham khảo như:
- Shimano
- Cần Daiwa
- Handing
- Lurekiller
- Kaiwo
- Abu Garcia Venoetta
- Penn
- Pioneer
- GW
3.2. Độ hoàn thiện
Độ hoàn thiện và tinh xảo của một sản phẩm là một yếu tố để bạn có thể đánh giá chất lượng của sản phẩm, hãy quan sát tổng quan và nhìn kỹ ở các phần khớp nối, vật liệu, các vân trang trí nằm trên cần, đa số các thương hiệu lớn sẽ rất chú trọng đến chất lượng gia công, điều này cho thấy nếu bạn phát hiện chất lượng hoàn thiện kém thì chứng tỏ cây vợt đó có chất lượng thấp.
Tiếp đến cần kiểm tra độ đồng đều, quan sát phần lóng cần (đọt cần câu) nếu sản phẩm chất lượng sẽ có độ dày mỏng giống nhau hoàn toàn.
3.3. Độ rung lắc
Trước tiên, bạn cần ra cần đều hết cần, trường hợp cần dài quá thì hãy ra ngắn lại sao cho đủ tầm và hãy nhớ cần siết chặt từng đoạn khớp nối. Sau khi đã ra cần xong, bạn hãy rung lắc cần, lúc này nếu rung lắc mà không nghe kêu thì là chất lượng cần được gia công tốt, trường hợp rung lắc mà các khớp nối bị kêu thì cần đó không có chất lượng cao.
3.4. Kiểm tra điểm vênh
Tiếp tục giữ trạng thái ra cần, sau đó hướng cần đến chỗ có ánh sáng và xoay tròn cần rồi trả lại vị trí cũ, nếu quan sát thấy cần không có bị vênh thì đó là một sản phẩm chất lượng, ngược lại nếu thấy có dấu hiệu bị vênh thì đó có thể là một chiếc cần kém chất lượng.
3.5. Thành phần cấu thành nên cần câu
Hiện nay, chất liệu làm nên cần câu có 2 loại chính là Graphite (Carbon) và Sợi thủy tinh. Hãy xem bảng so sánh bên dưới để hiểu rõ hơn:
Tiêu chí | Chất liệu Graphite (Carbon) | Chất liệu Sợi thủy tinh |
Trọng lượng | Nhẹ hơn | Nặng hơn |
Khả năng uốn cong | Thấp hơn | Cao hơn |
Độ bền kéo | Cao hơn | Thấp hơn |
Độ nhạy | Cao hơn | Thấp hơn |
Giá thành | Đắt tiền hơn | Rẻ tiền hơn |
Để có thể đánh giá một chiếc cần Carbon có chất lượng không, chúng ta có thể kiểm tra theo 2 cách:
Cách 1: Căn cứ theo chỉ số Modulus, nếu chỉ số này càng cao thì chất lượng, tốc độ của cần càng cao, điều này đồng nghĩa giá thành cũng sẽ cao hơn.
Cách 2: Sử dụng một thanh lót cần, sau đó cầm và thả theo phương thẳng đứng xuống mặt sàn, nếu nghe tiếng đanh và thanh cũng như âm vang xa hơn thì cần đó được làm từ vật liệu carbon tốt, còn nếu nghe tiếng trầm và đục hơn thì đó có thể được làm từ vật liệu carbon kém hơn. Cách làm này chúng tôi khuyên bạn nên hỏi ý kiến chủ cửa hàng trước khi kiểm tra nhé!
4. Cách chọn cần câu cá dựa vào giá thành
Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm với đa dạng mức giá khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn. Mức giá cao thấp thường sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau:
- Chất liệu: Carbon hay sợi thủy tinh, giá carbon sẽ cao hơn.
- Độ dài: Chiều dài cần cũng có sự ảnh hưởng đến giá thành, cần càng dài thì giá thành càng cao khi so sánh cùng một chủng loại sản phẩm.
- Độ cứng và độ cong: Độ cứng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và độ cong (action) thường ảnh hưởng đến phản hồi khi câu, với sự khác biệt ở 2 yếu tố này cũng khiến cho giá thành có sự khác biệt.
- Thương hiệu: Các thương hiệu càng lớn thì sẽ có mức giá thành cao hơn đi kèm với chất lượng tốt hơn, điển hình như Shimano và Daiwa.
- Yếu tố thị trường: Mức giá cao thấp cũng có sự khác biệt đến từ các yếu tố cung cầu, khi nhu cầu tăng lên mức giá cũng thường tăng theo, ngoài ra các chương trình khuyến mãi khác nhau ở mỗi đơn vị cũng ảnh hưởng đến mức giá mặt bằng chung.
Đối với những người chơi mới có thể tham khảo các dòng có mức giá rẻ trước để đánh giá và trải nghiệm, còn đối với người câu lâu năm thì cách lựa chọn cần câu cá lúc này cần tìm hiểu loại mức giá cao hơn để trải nghiệm chất lượng, cảm giác.
5. Các loại cần câu dành cho người mới chơi tham khảo
Dưới đây là gợi ý một số cần câu dành cho người mới mà bạn có thể tham khảo, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với cần tay trước để cảm nhận rõ, sau này có thể tìm hiểu kỹ hơn về cần máy nhé!
Cần câu Handing X9
Mức giá: 380.000 – 850.000 VNĐ, dao động theo độ dài
Loại cần: Cần tay
Độ dài: Từ 2.7m – 8.1m
Độ cứng: 4H
Thương hiệu: Handing
Phân bố lực: 2/8
Số lóng: 3 – 8 tùy vào độ dài
Trọng lượng: 45 – 322g
Thiết kế: Hiện đại, tươi mới
Cần câu GW YINGFENG 4H
Mức giá: 450.000 – 915.000 VNĐ
Loại cần: Cần tay
Độ dài: 3.6m – 7.2m
Độ cứng: 4H
Thương hiệu: GW
Trọng lượng: 86 – 258g
Chất liệu: Carbon nổi 98%
Cần câu Guide Bashen
Giá thành: 410.000 – 615.000 VNĐ
Loại cần: Cần tay
Độ dài: 2.7m – 5.4m
Độ cứng: 4H
Thương hiệu: Guide
Trọng lượng: 41 – 125g
Cần câu Shimano Cruzar
Giá thành: 180.000 – 190.000 VNĐ
Loại cần: Cần tay
Độ dài: 1.65 – 2.7m
Thương hiệu: Shimano
Chất liệu: Sợi thủy tinh
Trên đây là những chia sẻ tâm huyết về cách chọn cần câu cá mà đơn vị cung cấp giải pháp chống giả Vina CHG vừa gửi đến bạn. Ngoài cách chọn cần, để có thể câu tốt bạn cần chú ý thêm đến lưỡi câu và mồi câu nữa nhé! Hy vọng với các cách phân biệt trên có thể giúp bạn chọn đúng sản phẩm phù hợp với cá nhân. Chúc bạn chọn được cần và đi câu thắng lợi!
Về phía các doanh nghiệp kinh doanh cần câu cá, việc sử dụng tem chống hàng giả là việc làm cần thiết để bảo vệ thương hiệu và tăng độ uy tín trong mắt người tiêu dùng, hãy liên hệ với Vina CHG ngay theo thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết:
- Công ty Cổ Phần Phát triển Khoa học Công nghệ Vi Na – Vina CHG
- Địa chỉ: 524/3 Hà Huy Giáp, P.Thạnh Lộc, Q.12 , TP.HCM
- Điện thoại: (028) 73098389
- Hotline: 091 994 8389
- Email: lienhe@vinachg.vn
Xem thêm các bài viết liên quan:
Cách phân biệt kính RayBan thật giả
Cách phân biệt gạo thật giả chính xác
Cách phân biệt cà phê thật giả chính xác ngay tại nhà
Bài viết liên quan: