Doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng để kinh doanh bền vững
Với chủ đề “Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới” do Bộ Công Thương phát động, Hội thảo hướng đến nâng cao vai trò trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng.
Tại buổi lễ, đại diện Sở Công Thương Đồng Nai nhấn mạnh, trong bối cảnh thị trường khó khăn vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, vừa kết hợp chống dịch Covid-19 như hiện nay, việc tuân thủ và đáp ứng nhu cầu quyền lợi của người tiêu dùng càng đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của daonh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Sở Công Thương cũng kêu gọi các doanh nghiệp chủ động tích cực với các hoạt động của Bộ Công Thương, ưu tiên bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng; đồng thời đề nghị Hội tuyên truyền nâng cao kiến thức tiêu dùng, phổ biến các kiến thức chống hàng giả, hàng kém chất lượng,đẩy mạnh công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Và để triển khai cho công tác thực hiện hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng, đại diện Cục Quản lý thị trường Đồng Nai cũng đã đưa ra một số giải pháp kêu gọi các doanh nghiệp chung tay hưởng ứng ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần hưởng ứng một cách tích cực, hiệu quả, tận dụng truyền thông số để từng bước đưa đưa ngày quyền cẩu người tiêu dùng trở thành điêm nhấn quan trọng trong đời sống, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh tiêu dùng an toàn.
Tại Hội thảo, đại diện Cục Quản lý thị trường Đồng Nai cho rằng cần định hướng, xác định trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cung ứng của mình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cũng cần xác định việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là bảo vệ người sản xuất, đồng thời xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chủ động bảo vệ bản thân của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ…
Đồng thời, các doanh nghiệp cần kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng; sản xuất cung cấp hàng hóa không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng nhái, lợi dụng dịch bệnh đầu cơ tích trữ,… Qua đó, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà.
Cũng tại Hội thảo, ông Phan Gia Hải – Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai cũng đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh các hoạt động thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; sản xuất cung ứng hàng hóa, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên ứng dụng các giải pháp chống hàng giả cho sản phẩm để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện đồng thời ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để đảm bảo thị trường lạnh mạnh, an toàn.
Bên cạnh đó các daonh nghiệp cần quán triệt thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của nhà nước.
TGĐ Vina CHG: ‘Cần bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng online’
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Viết Hồng – TGĐ Vina CHG cho biết, trong thời đại nền kinh tế số đang có chuyển dịch mạnh mẽ, người tiêu dùng có xu hướng chuyển dịch mua hàng hóa online ngày càng nhiều. Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ nằm ở các thị trường truyền thống mà tại các thị trường online, người tiêu dùng cũng cần được bảo vệ lợi ích ích đáng của mình.
Ông Hồng cũng cho rằng, thị trường kinh doanh online hiện tại đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, việc kiểm soát hàng hóa tại trên các nền tảng này lại gặp nhiều bất cập và khó khăn.
Người tiêu dùng rất dễ gặp phải tình trạng gian lận thương mại, mua nhầm hàng giả hàng nhái khi mua hàng trên các kênh bán hàng online này.
Do vậy, các doanh nghiệp chân chính cần phải chuyển đổi mình, áp dụng các giải pháp chống hàng giả công nghệ số như tem chống hàng giả, ứng dụng các giải pháp truy xuất thông tin, xác thực điện tử để người tiêu dùng khi mua hàng có thể nhận diện đâu là hàng thật hàng giả nhằm đảm bảo quyền lợi khi mua hàng.
Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện người tiêu dùng Đồng Nai cho biết, việc mua sắm tiêu dùng hiện nay gặp nhiều rủi ro khi hàng hóa, sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng đang đe dọa rất lớn đến quyền lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Đại diện cũng bày tỏ mong muốn, các cơ quan chức năng sẽ có cấc hoạt động kiểm tra sâu sát hơn để bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, các doanh nghiệp chân chính cũng có nhiều cách tiếp cận, truyền thông giúp người dân nhận diện hàng thật, và làm sao để truy xuất nguồn gốc được nhiều người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Qua đó, giúp người tiêu dùng tự chủ động kiểm tra bảo vệ quyền lợi của mình.
Bài viết liên quan: